BUILD PC – XÂY DỰNG CẤU HÌNH MÁY CHO RIÊNG MÌNH

Số 47 đường ĐT 745, Khu phố Đông Tư, Phường Lái Thiêu, TP. Thuận An, Tỉnh Bình Dương

    Follow us:

  • vitinhbichi
  • Tiếng việt
  • English
Menu

BUILD PC – XÂY DỰNG CẤU HÌNH MÁY CHO RIÊNG MÌNH

 

1. Build PC là gì?

Build PC được hiểu đơn giản là người dùng tự mua từng linh kiện cần có trong một bộ máy tính, sau đó lắp ráp chúng lại với nhau một cách hoàn chỉnh. Cuối cùng để PC hoạt động được bạn cần phải cài đặt thêm hệ điều hành.

Vì sao hiện nay nhiều người thích tự Build PC?

Dưới đây là vài lý do thường gặp:

  • Tiết kiệm được chi phí

Nếu so với mua máy tính đồng bộ hay thì tự build PC rẻ hơn nhiều (tiết kiệm ở đây là so hiệu năng và giá tiền nhé)

  • Sở hữu PC theo phong cách và sở thích riêng của bạn

Nhờ vào việc tự chọn từng linh kiện phần cứng, so sánh và chắt lọc, đến khi lắp các thứ lại với nhau bạn đã tạo ra một bộ PC chỉ mình bạn có, mang đậm chất cá nhân. Đặc biệt đối với Game thủ luôn thích “chất riêng” góc chơi game của mình thì tự tay xây dựng cấu hình chơi game là một điều tuyệt vời. Nó mang lại cảm giác cực “phê” khi bạn được sở hữu và chơi game trên bộ PC của riêng mình.

Ảnh minh họa: Bộ máy khách hàng tự build tại vi tính Bichi

2. Xây dựng cấu hình máy

Để xây dựng được một bộ máy với cấu hình ưng ý bạn cần quan tâm đến điều gì? Hãy cùng Vi tính Bichi tìm hiểu kỹ hơn nhé!

2.1.  Lựa chọn CPU – Bộ vi xử lý

Khi bắt đầu xây dựng một bộ PC, điều đầu tiên chúng tôi khuyến nghị bạn nên ưu tiên CPU là thứ đầu tiên khi Build PC. Bởi vì thương hiệu và socket của CPU quyết định loại mainboard nào phù hợp, tiếp sau đó mới mua RAM, VGA, PSU… Và để chọn một CPU cho chiếc máy tính của mình bạn cũng nên xác định được ngân sách bạn cần cho một bộ máy là bao nhiêu? Bạn muốn chơi game gì? Cuối cùng là thương hiệu

Dù cho bạn lần đầu tự tay xây dựng cấu hình máy tính chơi game, hay là đã build rất nhiều PC thì tốt nhất bạn hãy cập nhật kiến thức mới nhất về xu hướng thị trường phần cứng, để đưa ra lựa chọn tốt nhất vì công nghệ thì luôn luôn tăng tiến.

2.2.Lựa chọn Bo mạch chủ – Mainboard

Đầu tiên các thuật ngữ cần biết để chọn được một mainboard tối ưu cho máy tính chơi game là: Socket của CPU, Chipsets, bộ nhớ, các cổng cắm mở rộng, thiết bị lưu trữ hy còn gọi là ổ cứng, Audio onboard, Kích thước mainboard (Form Factor). Khi bạn nắm rõ được những thứ trên thì mới đến bước tiếp theo.

Bước 1: Xác định ngân sách

Việc xác định ngân sách giúp bạn phân bổ được số tiền bạn chi vào các món linh kiện để cho phù hợp nhất,  đôi khi các bạn thích chọn 1 CPU rất khoẻ kèm sau đó là 1 mainboard hào nhoáng rồi hết tiền cho những linh kiện quan trọng khác. Chúng tôi khuyên rằng bạn chỉ cần chọn một chiếc main tầm trung có đủ số cổng kết nối cần thiết với nhu cầu sử dụng: HDMI, VGA, DVI, USB, LAN,… Bạn sẽ tiết kệm được một khoảng tiền kha khá đer đầu tư vào RAM hoặc Nguồn tốt hơn.

Bước 2: Đảm bảo tất cả linh kiện sẽ tương thích với nhau

Sau khi chọn CPU đầu tiên bạn phải đảm bảo chọn 1 mainboard có socket khớp với socket của CPU. Với những linh kiện khác, bạn cần ít nhất 1 cổng PCI Express 3.0 x16 cho 1 VGA (hoặc 2 cổng cho 2 VGA), đủ cổng USB cho các thiết bị ngoại vi như chuột chơi game, bàn phím, tai nghe, và cuối cùng đủ khe cắm RAM với dung lượng đủ sức chiến game định chơi. Cuối cùng nhìn xem mainboard bạn định mua có kích thước to hay nhỏ, điều này sẽ tương đương với kích thước của cả bộ PC.

Bước 3: Nghĩ luôn cho tương lai

Đừng chỉ nghĩ về số cổng kết nối, RAM, card đồ hoạ bạn cần chính xác lúc giờ. Nghĩ xem trong tương lai với những game mới, cấu hình cao hơn bạn có phải đổi main cho phù hợp nâng cấp cấu hình không. Nâng cấp các linh kiện khác thì dễ, chứ nâng cấp main là cả 1 vấn đề. Lời khuyên ở đây rằng hay chọn 1 mainboard hỗ trợ dung lượng tối đa của RAM cao tầm 32GB hoặc 64GB, thừa sẵn 1 cổng PCIe cho VGA, vài cổng SATA cho ổ cứng và cổng M.2 cho ổ SSD.

2.3.Lựa chọn VGA – Card đồ hoạ

Khi xây dựng máy tính chơi game, card đồ hoạ là phần quan trọng nhất để đảm bảo bạn chơi game “ngon lành”. Từ kinh nghiệm của chúng tôi, để chọn mua được một VGA phù hợp khá mệt mỏi vì có quá nhiều loại, thương hiệu, chỉ số và giá cả.

Các bước lựa chọn VGA cho máy tính chơi game

Bước 1: Ngân sách

Lần nữa, chúng tôi phải đề cập rằng ngân sách luôn là bước đầu tiên phải suy nghĩ khi xây dựng máy tính chơi game. Bởi VGA là một linh kiện thường đắt đỏ nhất trong 1 bộ PC, nhưng buồn thay VGA là thứ rất nhanh bị đào thải. Một VGA cao cấp nhất có thể chỉ sau vài năm sẽ bị thay thế bởi nhữn VGA đời mới, giá thành cạnh tranh hơn. Vì thế hãy cân nhắc kỹ nhé!

Bước 2: Kiểm tra yêu cầu của game bạn định chơi

Kiểm tra yêu cầu của game bạn muốn chơi thực ra để chọn đúng loại VGA để không phí tiền. Nếu bạn am hiểu rõ về điều này thì không cần phải giải thích dài dòng nữa. Nhưng nếu như ngược lại thì cách đơn giản nhất là chỉ cần hỏi các shop chuyên xây dựng máy tính chơi game. Chỉ ra các game bạn muốn chơi, yêu cầu hỗ trợ một vài dòng VGA tuỳ mức setting khác nhau và chọn 1 số đó phù hợp với ngân sách của bạn.

Bước 3: Xác định độ phân giải và mức cài đặt của game bạn muốn chơi. Đồng thời cả thiết bị ngoại vi muốn sử dụng

Sau khi xác định thông tin VGA tối thiểu phải có, bạn cần xác định đồ hoạ game mình muốn chơi game ở độ phân giải 1080p hay 1440p và FPS bao nhiêu? Bên cạnh đó, bạn cũng phải chắc là VGA có cổng output tương thích với màn hình. Trường hợp bạn mua màn hình mới hoặc sẵn sàng mua cổng chuyển thì không phải quan tâm vấn đề này.

Bước 4: Chọn VGA của NVIDIA hay AMD

Hiện nay ở bất kỳ phân khúc nào, game thủ đều phải bối rối bởi sự cạnh tranh khốc liệt giữa 2 gã khổng lồ sản xuất VGA là Nvidia và AMD. Nvidia luôn rất tuyệt vời với nhiều tính năng hỗ trợ máy tính chơi game, còn AMD luôn có được mức giá cạnh tranh.

Nvidia đang quẩy rất nhiệt tình ở phân khúc cao cấp với các dòng VGA 1080, 1080Ti với mức giá lên đến trên dưới 20 triệu Đồng. Còn AMD trung thành với phân khúc tầm trung và tầm thấp với RX470, RX480 tiết kiện điện năng.

Dĩ nhiên cái gì cũng có 2 mặt, xét về lỗi thì AMD nổi tiếng với hàng loạt lỗi liên quan đến driver thiếu ổn định làm giảm hiệu suất VGA và nghiêm trọng hơn với hệ thống tản nhiệt nghèo nàn dẫn đến VGA luôn nóng. Về phần Nvidia cũng có vài lỗi không kém như xung đột phần cứng làm tắt máy, treo máy, màn hình xanh, thậm chí hỏng luôn VGA. Vậy nên, việc của bạn là cân nhắc ngân sách và thẩm mĩ mong muốn.

2.4.Lựa chọn Thiết bị lưu trữ – HDD/SSD/M.2/PCI-E

Chọn thiết bị lưu trữ là bước tương đối đơn giản khi chọn linh kiện cho bộ PC, nhưng cũng có một số thuật ngữ và loại thiết bị lưu trữ bạn nên biết để chọn mua.

*HDD, SSD, M2, PCI-E là gì?

Hiện nay có rất nhiều loại thiết bị lưu trữ, 2 loại thông dụng nhất được chọn là HDD và SSD.

·HDD (Hard Disk Drive)

HDD thường được gọi là ổ đĩa cứng, có kích thước thông dụng là 3.5inch cho máy tính để bàn và 2.5inch cho laptop. HDD sử dụng cơ chế cơ học, từ tính để lưu trữ, có ổ đia, trục quay. HDD có giá thành rẻ và dung lượng lớn, tuy nhiên tốc độ đọc/ghi chậm hơn các loại ổ cứng khác. Vì thiết kế cơ học, nên HDD dễ bị hỏng nếu va đập mạnh. HDD sử dụng dây nguồn và dây dữ liệu để kết nối với mainboard.

·SSD (Solid State Drive)

SSD thường được gọi là ổ thể rắng hay ổ SSD cho gọn, có kích thước 2.5inch, thiết kế theo công nghệ mới (next-gen) cao cấp hơn HDD rất nhiều và không sử dụng cơ học lẫn từ tính. SSD sử dụng chip nhớ (memorcy cell) đa tầng (MLC – multi-level cell) hoặc đơn tầng (SLC – single-level cell). MLC thì sử dụng nhiều luồng 1 lúc nhanh hơn nhưng tuổi ngắn hạn SLC. Điểm mạnh rõ rệt của SSD so với HDD là tốc độ đọc/ghi vượt trội, không mỏng manh dễ vỡ như HDD, nhưng giá thành quá cao. Một SSD dung lượng 120GB có giá tương đương 1 HDD 1 TB. SSD cũng sử dụng dây nguồn và dây dữ liệu kết nối với mainboard như HDD.

·M.2

Sử dụng công nghệ và chip nhớ như SSD nhưng thay vì kết nôi với mainboard qua dây nguồn và dây dữ liệu thì M.2 được gắn vào cổng PCIe dành riêng cho nó. Điểm lợi so SSD thì M.2 tốc độ nhanh hơn hẳn và ít tốn diện tích, dây dẫn. Nhưng bất lợi với giá thành quá cao. Ngoài ra đòi hỏi mainboard phải có cổng PCIe dành riêng ch M.2. Nếu mainboard không có thì bạn mua ổ M.2 xem như vô dụng.

·PCI-E

Giống như SSD nhưng kết nối qua cổng PCIe chung trên mainboard (không phải thiết kế cổng riêng như M.2). Điểm lợi đương nhiên tốc độ phải nối chóng mặt, so với SSD thông thường thì như rùa chạy với thỏ. Tuy nhiên, loại SSD dùng cổng PCIe này giá rất chát theo tốc độ của nó, chiếm diện tích khi ngốn hẳn 1 cổng PCI-e. Điều này bất lợi cho những ai muốn gắn ở VGA trên mainboard.

Dựa vào phân tích sự khác biệt của từng loại, bạn đã suy nghĩ được bộ máy của mình phù hợp với loại thiết bị lưu trữ nào chưa?

2.5.Lựa chọn Nguồn – PSU

Nguồn (PSU – Power Supply Unit) rất quan trọng vì nó cung cấp năng lượng cho tất cả các thiết bị khác trong bộ máy tính PC hoạt động. Và bạn phải nhớ một điều rằng đừng tiếc tiền khi mua nguồn. Quan niệm mua nguồn vừa đủ để chạy là sai lầm.

*Có 3 lưu ý khi tính toán mua nguồn:

– Nguồn nên là linh kiện phần cứng cuối cùng để chọn cho bộ PC để bạn biết chính xác điện năng tối thiểu phải có.

– Chọn nguồn theo công suất thực.

– Luôn mua nguồn có công suất lớn hơn yêu cầu tối thiểu của linh kiện 100W đến 150W để đề phòng sau này nâng cấp linh kiện thì không cần nâng cấp nguồn.

Chọn một nguồn cho máy tính luôn phức tạp đối với cả newbie và người có kinh nghiệm, bạn luôn cần nâng thêm hiểu biết về các dòng nguồn mới nhất.

2.6. Lựa chọn RAM – Bộ nhớ đệm

Loại, dung lượng và tốc độ của các thanh RAM muốn gắn vào PC đều phụ thuộc vào mainboard. Nói chung, với một máy tính chơi game thì bạn không phải lo lắng về mấy thông số khác như độ trễ, điện năng. Về phần này thì không khó bạn chỉ cần xác định được: Mainboard hỗ trợ RAM gì? tốc độ RAM cần mua là bao nhiêu? và dung lượng RAM bạn muốn bao nhiêu?

2.7. Lựa chọn vỏ máy tính chơi game – Gaming PC’s Case

Một khi đã lựa chọn đầy đủ linh kiện thiết yếu cho bộ máy tính chơi game, bạn cần một vỏ case để gắn tât cả mọi người vào trong. Chức năng chính của case là để gắn và bảo vệ linh kiện bên trong, hơn nữa là tính thẩm mỹ. Trong phần này, chúng ta sẽ thảo luận 4 bước

Bước 1: Chọn kích cỡ vỏ cây
Yếu tố quan trọng nhất khi chọn vỏ cây là phải xác định vỏ loại nào chứa vừa các linh kiện bạn đã mua. Kích cỡ của case phụ thuộc kích cỡ của mainboard. Có các loại kích cỡ thông thường đối với vỏ cây như sau: ATX, ATX Full Tower, ATX Mid Tower, ATX Mini Tower, MicroATX, MicroATX Mid Tower, Micro ATX Mini Tower, MicroATX Slim Case, Mini-ITX Tower, Mini-ITX Desktop.

Bước 2: Xem xét các vỏ cây nhiều tản nhiệt, làm mát tốt
Khả năng tản nhiệt và thông gió là hai yếu quan trọng khi lựa chọn vỏ case cho máy tính chơi game. Thông thường nếu bạn muốn tản nhiệt đủ làm mát hệ thống, hãy tìm một vỏ Mid Tower đơn giản với vài quạt. Trừ khi bạn định ép xung CPU thì nghiên cứu mua thêm tản nhiệt CPU. Nếu bạn phân vân không biết vỏ cây mình định mua có đủ làm mát cho toàn bộ hệ thống PC hay không thì hãy tìm các review trên mạng để có thêm thông tin.

Bước 3: Tính thẩm mỹ – Bạn muốn vỏ PC của mình trông thế nào?
Một khi đã chọn loại vỏ case PC đạt yêu cầu kỹ thuật thì đến lúc chọn xem vỏ nào đẹp và bạn ưng ý nhất. Vỏ case có nhiều màu sắc, góc cạnh khác nhau và có thể gồm cả hệ thống đèn led sáng.

2.8. Lựa chọn tản nhiệt – Fan, Cooler

Khi chọn tản nhiệt, có 3 yếu tố quan trọng cần phải cân nhắc: Cấu trúc CPU bạn sử dụng, CPU có ép xung hay không và tiếng ồn. Chú ý rằng bạn có thể có một quá trình ép xung cao đồng thời tiếng ồn như không có nếu chọn đúng Tản nhiệt. Thêm một yếu tố khác cần cân nhắc là Kích thước tản nhiệt. Khi đã xác định được bạn quan trọng yếu tố nào nhất thì việc chọn được Tản nhiệt phù hợp rất đơn giản.

2.9. Lựa chọn màn hình

Khi đã đặt trên bàn một cấu hình máy tính chơi game siêu mạnh, màn hình sẽ là yếu tố nâng cao trải nghiệm. Màn hình bạn cần quan tâm đến các yếu tố như: độ phân giải, kích thước, công nghệ tấm nền, công nghệ tích hợp. Tùy vào nhu cầu, sở thích, cũng như điều kiện mà bạn có thể lựa màn hình phù hợp.

Ảnh minh họa: Bộ máy khách hàng tự build tại vi tính Bichi

3. Kết luận

Ngoài ra còn có cả việc những phụ kiện khác như chuột vi tính, bàn phím,tai nghe,… thì những món này nhìn chung đơn giản, phụ thuộc vào độ chịu chi của bạn.

Bài viết trên có lẽ đã đủ để bạn có thể liên tưởng và dựa vào đó mà build một bộ máy tính hoàn hảo dành cho riêng mình. Chúc bạn có thể xây dựng một cấu hình máy như mong đợi nhé! Còn nếu khó quá bạn có thể liên hệ với Vi tính Bichi, chúng tôi rất sẵn lòng hỗ trợ cho bạn về chất lượng, giá cả theo mong đợi.

Đăng ký nhận bản tin

... Và cơ hội nhận nhiều phiếu giảm giá cho việc mua sắm

Đăng ký